DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ, THUẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP HÀNG ĐẦU THANH HÓA

 Điểm mới về nghỉ phép theo Nghị định 145

trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa

Chế độ nghỉ phép năm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, vậy năm 2023 có gì mới về chế độ này,

chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!

1/ Thay đổi về thời gian làm việc tính hưởng phép năm

So với Điều 6 Nghị 43/2015/NĐ-CP, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính

số ngày nghỉ hằng năm tại Nghị định 145 đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, Điều 65 Nghị định này đã liệt kê

cụ thể 10 khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để hưởng phép năm như sau:

– Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm

việc cho người sử dụng lao động;

– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc;

– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương;

– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không

quá 01 tháng/năm;

– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng;

– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng/năm;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản;

trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa Chế độ nghỉ phép năm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, vậy năm 2023 có gì mới về chế độ
trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa

– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian

làm việc (trước đó quy định là thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn);

– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý

kỷ luật lao động (trước đó quy định là thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc);

Đồng thời, quy định mới đã bỏ nội dung về thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội. Theo đó, thời gian bị tạm giữ, tạm giam sẽ không

được tính là thời gian làm việc để tính hưởng phép năm.

Sự thay đổi này sẽ phần nào ảnh hưởng đến số ngày nghỉ hằng cũng như thời gian tính thâm niên để hưởng

phép năm của người lao động. Vì vậy, người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

2/ Cách tính ngày nghỉ phép năm trong các trường hợp đặc biệt

Cách tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động chưa làm đủ 12 tháng và người lao động làm việc

tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đã được quy định

chi tiết và cụ thể hơn tại Điều 66 Nghị định 145/2020.

Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau:

Số ngày nghỉ = (Số ngày nghỉ hằng năm :  12) x Số tháng làm việc thực tế

Trong đó:

– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện làm việc theo quy

định tại khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019, cụ thể:

+ 12 ngày làm việc: Công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc: Lao động chưa thành niên, là người khuyết tật, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa Chế độ nghỉ phép năm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, vậy năm 2023 có gì mới về chế độ
Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

– Trường hợp làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người

lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính là 01 tháng làm việc.

Với người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà

nước, toàn bộ thời gian làm việc được tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm nếu người lao động tiếp tục

làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

3/ Thay đổi về cách tính lương cho những ngày chưa nghỉ phép

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019, người lao động chỉ được thanh toán tiền lương cho

những ngày nghỉ hằng năm mà chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm. Đồng thời,

tại Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, căn cứ trả lương trong trường hợp này cũng có sự thay đổi.

Thay vì trả lương theo mức bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 06 tháng trước liền kề

trước khi thôi việc, bị mất việc làm (với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng) hoặc bình quân

bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc (nếu làm việc chưa đủ 06 tháng).

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa Chế độ nghỉ phép năm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, vậy năm 2023 có gì mới về chế độ
trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa

Theo đó, tiền lương làm căn cứ trả những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày

nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Trên đây là những điểm mới về chế độ nghỉ phép năm của người lao động năm 2023, kế toán ATC

cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Chúc các bạn ứng dụng thành công!

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

trung tam dao tao ke toan  thanh hoa

Hoc ke toan thue o thanh hoa

Hoc ke toan thue tai thanh hoa

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo