Hoc ke toan o thanh hoa
Khi đóng BHXH bắt buộc người lao động được hưởng quyền lợi với các chế độ như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động,…Vậy cụ thể các chế độ đó như thế nào? Hãy cùng kế toán ATC theo dõi bài viết dưới đây nhé!
6 TRƯỜNG HỢP PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC
Người lao động thuộc các trường hợp sau phải tham gia BHXH bắt buộc:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không có thời hạn hoặc hợp đồng lao động thời vụtừ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
- Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân;
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
- Giám đốc, người quản lý, điều hành doanh nghiệp/hợp tác xã có hưởng lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường hoặc thị trấn có hưởng lương.
ĐIỀU KIỆN, THỜI GIAN VÀ MỨC HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU BHXH
Người lao động (NLĐ) tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ ốm đau BHXH khi nghỉ ốm do bệnh tật, tai nạn lao động hoặc nghỉ ốm chăm con nhỏ và sẽ được cơ quan BHXH trả tiền ốm đau.
-
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
NLĐ thuộc các trường hợp sau được hưởng các quyền lợi của chế độ ốm đau:
- NLĐ bị ốm đau hoặc tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị chấn thương, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến phải nghỉ việc và có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
- NLĐ phải nghỉ việc để chăm con dưới 7 tuổi bị ốm, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc 1 trong 2 trường hợp trên.
-
Thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm đối với NLĐ tính theo ngày làm việc bình thường không tính ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết. Cụ thể:
➨ Nhóm 1: Đối với lao động làm việc trong điều kiện bình thường
- Được nghỉ tối đa 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- Được nghỉ tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Được nghỉ tối đa 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
➨ Nhóm 2: Đối với lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Những lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
- Được nghỉ tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- Được nghỉ tối đa 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Được nghỉ tối đa 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
➨ Nhóm 3: Đối với lao động nghỉ chăm con bị ốm đau
- Được nghỉ chăm con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi;
- Được nghỉ chăm con tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
➨ Nhóm 4: Đối với lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày
- Được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết;
- Từ ngày 181 trở đi mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị bệnh thì tiếp tục được hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
-
Mức hưởng chế độ ốm đau và cách tính tiền nghỉ ốm hưởng BHXH
Mức hưởng chế độ ốm đau là khoản tiền cơ quan BHXH trợ cấp cho người lao động trong thời gian họ phải nghỉ việc. Cách tính tiền nghỉ ốm hưởng BHXH như sau:
➨ Đối với nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ thuộc nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 ở trên được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau |
= |
Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
75% |
x |
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ đau ốm |
24 |
➨ Đối với nhóm 4
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ thuộc nhóm 4 ở trên được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chửa trị dài ngày | = | Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau | x | Số tháng nghỉ việc được hưởng chế độ đau ốm |
Trong đó:
Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ ốm của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau.
Ví dụ: NLĐ nghỉ ốm từ 24/03/2023 đến 23/04/2023 tính là 1 tháng.
Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng (Ví dụ: lao động nghỉ ốm 1 tháng 9 ngày) thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng đó được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau 1 tháng.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chửa trị dài ngày |
= |
Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau |
x |
Số tháng nghỉ việc được hưởng chế độ đau ốm |
24 |
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% với thời gian hưởng chế độ ốm đau của NLĐ trong 180 ngày đầu. Từ ngày 181 trở đi mà NLĐ vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
- Bằng 65% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% nếu NLĐ đã đóng BHXH hội dưới 15 năm.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tính mức hưởng chế độ BHXH khi ốm đau,… hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Học kế toán uy tín ở Thanh Hóa
Lớp đào tạo kế toán thuế tại Thanh Hóa