Trung tam ke toan o thanh hoa
Chi phí sản xuất được hạch toán như thế nào? Nếu bạn chưa có câu trả lời mà bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
a) Xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất, ghi:
- Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
b) Xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất hoặc quản lý phân xưởng, ghi:
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
c) Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:
- Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
d) Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
- Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
e) Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trừ vào lương của cán bộ công nhân viên, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
f) Xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
g) Trường hợp công cụ dụng cụ có giá trị lớn cần phân bổ chi phí qua nhiều kỳ:
- Ghi nhận toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ:
- Nợ TK 142/242 – Chi phí trả trước
- Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị)
- Phân bổ chi phí cho từng kỳ, ghi:
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 142/242 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ)
h) Khấu hao tài sản cố định sử dụng trong phân xưởng sản xuất, ghi:
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
j) Các chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động phân xưởng (sửa chữa tài sản cố định, điện nước, tiếp khách), ghi:
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 111, 112, 331
k) Trích trước lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:
- Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 335 – Chi phí phải trả
l) Trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định trong phân xưởng, ghi:
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 335 – Chi phí phải trả
2 Hạch toán các bút toán cuối kỳ
Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
a) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, ghi:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí nguyên liệu vượt mức bình thường)
- Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
b) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, ghi:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí nhân công vượt mức bình thường)
- Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
c) Nếu sản lượng thực tế bằng hoặc cao hơn công suất bình thường, ghi:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung (bao gồm chi phí biến đổi và cố định)
d) Nếu sản lượng thực tế thấp hơn công suất bình thường, ghi:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm)
- Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
e) Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công và nhập lại kho, ghi:
- Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
f) Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây thiệt hại phải bồi thường, ghi:
- Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
g) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, khi chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển sang TK 154, nếu phát hiện chi phí vượt mức bình thường hoặc chi phí sản xuất chung cố định không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán cần ghi nhận các chi phí này vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán như sau:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (trong trường hợp chi phí đã được kết chuyển từ TK 621, 622, 627 sang TK 154)
h) Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:
- Nợ TK 155 – Thành phẩm
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
i) Sản phẩm được sử dụng nội bộ hoặc xuất dùng cho hoạt động xây dựng không qua nhập kho, ghi:
- Nợ các TK 641, 642, 241
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
k) Khi nhận được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán liên quan đến nguyên vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất, kế toán điều chỉnh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau:
- Nợ các TK 111, 112, 331,…
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (cho phần chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán)
- Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
l) Kế toán sản phẩm sản xuất thử, ghi:
Tập hợp chi phí sản xuất thử trên TK 154, khi thu hồi (bán hoặc thanh lý) sản phẩm thử, ghi:
- Nợ các TK 111, 112, 131
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Kết chuyển chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu hồi từ bán hoặc thanh lý:
- Nếu chi phí sản xuất thử cao hơn số thu hồi:
- Nợ TK 241 – XDCB dở dang
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Nếu chi phí sản xuất thử thấp hơn số thu hồi:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Có TK 241 – XDCB dở dang
m) Sản phẩm sản xuất xong nhưng không nhập kho mà chuyển giao trực tiếp cho người mua, ghi:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
- Cuối kỳ kế toán, dựa trên kết quả kiểm kê thực tế để xác định trị giá chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang, thực hiện kết chuyển như sau:
- Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Có TK 631 – Giá thành sản xuất
- Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế của sản xuất và kinh doanh dở dang như sau:
- Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
-
Cách tối ưu chi phí sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp
Để giảm chi phí sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước sau:
-
Tối ưu chi phí nguyên vật liệu:
Đàm phán với nhà cung cấp để có giá tốt nhất và mở rộng tìm kiếm để so sánh giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
-
Giảm chi phí lưu kho:
Tinh giảm hàng tồn kho để tiết kiệm diện tích lưu trữ và chi phí. Áp dụng các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá để giải quyết tồn kho thành phẩm.
-
Giảm tỷ lệ hàng lỗi:
Cải thiện kiểm soát chất lượng bằng cách thiết lập quy trình kiểm tra nghiêm ngặt và áp dụng công nghệ tiên tiến. Đảm bảo công nhân có ý thức về chất lượng sản phẩm.
-
Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất
Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất để tiết kiệm chi phí nhân công, nâng cao hiệu suất và cải thiện quản lý chất lượng.
Trên đây là cách hạch toán chi phí sản xuất, kế toán ATC hi vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Dia chi ke toan tot nhat tai Thanh Hoa
Dia chi ke toan tot nhat o Thanh Hoa