Trung tâm kế toán tại thanh hóa
Đối với phế liệu thu hồi thì kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết cách nhé!
-
Định nghĩa phế liệu thu hồi
Phế liệu thu hồi là các vật liệu, sản phẩm hoặc linh kiện đã qua sử dụng hoặc không
còn phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, được thu gom từ quy trình sản xuất, sửa chữa,
hoặc tiêu dùng để bán lại hoặc tái chế. Đây thường là những vật liệu đã hết giá trị sử
dụng trong sản xuất nhưng vẫn có giá trị kinh tế khi được tái chế hoặc bán cho doanh nghiệp thu mua phế liệu.
Phế liệu thu hồi bao gồm:
- Kim loại:Như sắt, thép, nhôm, đồng, và các hợp kim khác.
- Nhựa:Các loại nhựa đã qua sử dụng từ bao bì, linh kiện, và sản phẩm tiêu dùng.
- Giấy và carton:Giấy báo, tạp chí, và bao bì carton đã qua sử dụng.
- Vật liệu khác:Như thủy tinh, gỗ, và các loại vật liệu khác có thể được tái chế.
Việc thu hồi và xử lý phế liệu không chỉ giúp giảm thiểu tác động môi trường mà còn mang
lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc bán phế liệu thu hồi hoặc giảm chi phí
mua sắm nguyên vật liệu mới.
-
Phương pháp hạch toán phế liệu thu hồi
2.1 Cách hạch toán phế liệu trong quá trình sản xuất
Phế liệu từ sản xuất được thu gom và nhập kho để tái sử dụng. Kế toán doanh nghiệp cần ghi nhận hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho.
Trường hợp thu hồi phế liệu để tiếp tục sản xuất
- Sau khi xác định giá trị thu hồi của phế liệu nhập kho, kế toán thực hiện định khoản:
- Nợ TK 152: Nguyên/vật liệu theo giá thu hồi.
- Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang.
- Nếu doanh nghiệp bán phế liệu ngay, kế toán ghi nhận bằng bút toán:
- Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán).
- Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang.
Khi bán phế liệu
Theo điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi bán phế liệu thu hồi, ghi nhận vào TK 5118 – Doanh thu khác, phản ánh doanh thu ngoài bán hàng hóa và dịch vụ.
- Khi doanh nghiệp bán phế liệu đã nhập kho, ghi nhận doanh thu:
- Nợ TK 131, 111, 112…
- Có TK 511 (5118): Doanh thu khác.
- Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp.
- Ghi nhận giá vốn của phế liệu đã bán, hạch toán:
- Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
- Có TK 152: Nhập kho phế liệu thu hồi.
2.2 Cách hạch toán phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ
Phế liệu từ TSCĐ được coi là “thu nhập khác” của doanh nghiệp trong quá trình
thanh lý và được ghi nhận vào TK 711.
Khi nhập kho phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ để tiếp tục sản xuất, kế toán ghi:
- Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu
- Có TK 711 – Thu nhập khác.
-
Có thể bán phế liệu thu hồi từ sản xuất không?
Tùy thuộc vào loại mặt hàng, liệu đó là nguyên liệu nhập khẩu hay trong nước, quy trình
bán hàng có thể khác nhau. Tất cả các mặt hàng đều có thể bán được, nhưng mỗi loại
sẽ phải khai thuế, hải quan, và tuân thủ các quy định môi trường khác nhau. Quá trình
thu hồi và bán hàng để thu hồi giá vốn có thể bao gồm cả phế liệu từ thanh lý tài sản
cố định, và việc bán phế liệu có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Trên đây là cách hạch toán thu hồi phế liệu, kế toán ATC cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết1
Chúc các bạn thành thạo nghiệp vụ nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Nơi đào tạo kế toán thực hành chất lượng ở Thanh Hóa
Trung tâm học kế toán thuế ở Thanh Hóa