DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ, THUẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP HÀNG ĐẦU THANH HÓA

Công việc của kế toán công nợ cần làm

Hoc ke toan o thanh hoa

Bạn đang tìm hiểu về kế toán công nợ? Công việc của kế toán công nợ là gì? Cùng giải đáp thắc mắc cùng kế toán ATC trong bài viết dưới đây nhé!

Hoc ke toan o thanh hoa Bạn đang tìm hiểu về kế toán công nợ? Công việc của kế toán công nợ là gì? Cùng giải đáp thắc mắc cùng kế
Hoc ke toan o thanh hoa
  1. Công việc cần làm của kế toán công nợ là gì?

Các công việc hàng ngày của kế toán công nợ chủ yếu liên quan đến việc quản lý công nợ và nợ xấu, bao gồm:

1.1. Nhận và kiểm tra hợp đồng kinh tế

– Cập nhật thông tin của nhà cung cấp, khách hàng, đối tác mới vào hệ thống hoặc các sổ sách có liên quan.

– Chỉnh sửa thông tin của nhà cung cấp, khách hàng mỗi khi phát sinh nghiệp vụ chuyển nhượng hoặc thay đổi.

– Kiểm tra, rà soát nội dung điều khoản của các hợp đồng thanh toán của từng đối tác, khách hàng hay nhà cung cấp để tránh xảy ra sai sót.

1.2. Kiểm tra công nợ theo định kỳ

– Kiểm tra thông tin, hạn mức tín dụng, thời hạn thanh toán của các đơn hàng dựa trên hợp đồng bán hàng đã ký với đối tác, khách hàng.

– Kiểm tra cẩn thận các yếu tố về chủng loại, số lượng, giá bán sản phẩm và thời hạn thanh toán đối với các đối tác, khách hàng đang thực hiện hợp đồng hoặc đã lấy hàng.

– Giám sát, theo dõi chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, đối tác, khách hàng như: thời hạn thanh toán, mức thanh toán, số nợ đã quá hạn,…

– Có trách nhiệm báo cáo lại cho bộ phận có liên quan hoặc cán bộ quản lý cấp trên sau khi kiểm tra công nợ.

1.3. Theo dõi tiến trình thanh toán của khách hàng

– Mỗi khi có nghiệp vụ công nợ phát sinh do hợp đồng hoặc hóa đơn bán hàng, kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán của từng đối tác, khách hàng.

Hoc ke toan o thanh hoa Bạn đang tìm hiểu về kế toán công nợ? Công việc của kế toán công nợ là gì? Cùng giải đáp thắc mắc cùng kế
Hoc ke toan cap toc o thanh hoa

1.4. Trực tiếp tham gia thu hồi nợ xấu

– Tham gia đôn đốc và thu hồi những khoản công nợ xấu, khó đòi.

1.5. Quản lý công nợ tạm ứng trong nội bộ doanh nghiệp

– Theo dõi, nhắc nhở việc thanh toán của từng đối tượng, bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp theo từng ngày.

– Tổng hợp danh sách các khoản tạm ứng đã quá thời hạn để đốc thúc việc thanh toán công nợ hàng tuần hoặc khi được cấp trên yêu cầu.

1.6. Xử lý công nợ được ủy thác

– Định khoản các nghiệp vụ tài chính liên quan dựa theo hóa đơn.

– Dựa theo chứng từ hợp đồng, điều chỉnh các số liệu còn chênh lệch hay chưa khớp với giá.

– Theo dõi các khoản công nợ ủy thác theo từng đối tượng

– Kiểm tra và in bảng sao kê chứng từ liên quan đến kế toán viên phụ trách hoặc trưởng kiểm soát.

1.7. Quản lý các khoản vay trong doanh nghiệp

– Thanh lý các hợp đồng cũ, hợp đồng mới khi có nghiệp vụ tài chính phát sinh.

– Theo dõi và đốc thúc việc thanh toán theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Định khoản và điều chỉnh bút toán để khớp với tỷ giá phát sinh.

– Trường hợp doanh nghiệp có khoản lãi phải thanh toán thì phải tính toán và đưa chứng từ cho bên liên quan để tiến hành chi trả cho từng hợp đồng và từng đối tượng.

  1. Kế toán công nợ phải thu

2.1. Nợ phải thu là gì?

Nợ phải thu là khoản nợ mà khách hàng đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhưng thực hiện thanh toán hoặc chỉ mới thanh toán một phần. Ngoài ra, các khoản phải thu này còn được xem là tài sản lưu động, vì doanh nghiệp có thể dùng nó làm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ vay ngắn hạn.

Các khoản nợ phải thu phát sinh của doanh nghiệp bao gồm:

– Các khoản nợ phải thu khi khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ nhưng họ chưa thực hiện thanh toán.

– Các khoản nợ phải thu trong nội bộ: là các khoản doanh nghiệp phải thu khi phát sinh quan hệ tài chính, thương mại với các cấp dưới hoặc với các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp.

– Các khoản nợ phải thu khác như: tạm ứng, ký cược, ký quỹ, các khoản phải thu về do cá nhân, tập thể đã được xử lý bồi thường,…

Hoc ke toan cap toc o thanh hoa Bạn đang tìm hiểu về kế toán công nợ? Công việc của kế toán công nợ là gì? Cùng giải đáp thắc mắc cùng
Hoc ke toan cap toc o thanh hoa

2.2. Công việc cụ thể của kế toán công nợ phải thu

– Hạch toán chi tiết cho từng khoản nợ phải thu cũng như những lần thanh toán.

– Thực hiện đôn đốc và thu hồi nợ nhanh chóng để tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm vốn hoặc nợ xấu.

– Lập các chứng từ hợp lệ để ghi nhận các trường hợp khách hàng thực hiện thanh toán bằng cách đổi hàng, bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, hoặc xử lý những khoản nợ xấu bằng hàng hóa.

– Xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu có xác nhận bằng văn bản với những khoản công nợ lâu hoặc những khoản nợ khó đòi.

  1. Kế toán công nợ phải trả

3.1. Công nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh khi doanh nghiệp mua vật liệu từ các nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Trong trường hợp này, nhà cung cấp được xem là chủ nợ của doanh nghiệp.

Căn cứ theo thời gian, các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp được chia thành 02 loại sau:

– Nợ phải trả ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng 01 năm trở xuống, bao gồm: tiền gửi của khách hàng, tiền lãi phải trả, tiền lương và tiền công phải trả và bất kỳ số tiền nào còn nợ từ nhà cung cấp.

– Nợ phải trả dài hạn: Là các khoản nợ và các nghĩa vụ về mặt tài chính khác mà thời hạn để doanh nghiệp hoàn trả phải hơn 01 năm, chẳng hạn như: vay kinh doanh hoặc thế chấp, các khoản nợ ngắn hạn được gia hạn trả chậm.

Bên cạnh đó, trong nội bộ doanh nghiệp phát sinh các khoản nợ phải trả như sau:

– Các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc các khoản mà đơn vị trong doanh nghiệp độc lập đã chi, đã thu hộ cấp trên, cấp dưới hoặc đơn vị thành viên khác.

– Các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước, các khoản nợ vay, nhận ký cược, ký quỹ, phải trả nội bộ, đóng BHXH, BHYT cho người lao động, chi phí công đoàn,…

3.2. Công việc cụ thể của kế toán nợ phải trả

– Theo dõi, cập nhật và hạch toán chi tiết những đối tượng đã nhận tiền trước và đã hoàn thành bàn giao.

– Ghi vào sổ sách kế toán những khoản nợ phải trả có liên quan để thực hiện ghi giảm số nợ phải trả phát sinh ban đầu.

Trên đây là bài viết về các công việc cần phải làm của kế toán công nợ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!

Hoc ke toan cap toc o thanh hoa

Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Hoc ke toan cap toc o thanh hoa

Địa chỉ dạy kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

Hoc ke toan thue tai Thanh Hoa

Hoc ke toan thue oThanh Hoa

Địa chỉ dạy kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa

Nơi học kế toán hàng đầu tại Thanh Hóa

Nơi học kế toán hàng đầu ở Thanh Hóa

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo