lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa
Khi bàn giao TSCĐ, phải có biên bản bàn giao, cụ thể nội dung và các trường hợp cần có biên bản bàn giao như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
-
Các trường hợp nào cần sử dụng biên bản bàn giao?
Trong cuộc sống hiện tại, việc phát sinh các công việc có sự chuyển giao giữa các chủ thể như chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc, giấy tờ diễn ra và phát sinh hàng ngày. Để tránh những rủi ro cũng như sự thoái thác trách nhiệm sau khi nhận bàn giao giữa hai bên chúng ta cần phải lập ra một biên bản bàn giao trong một số trường hợp sau:
- Khi các bên bàn giao tài sản, hàng hóa (bên nhận mua tài sản, hàng hóa nhận tài sản, hàng hóa từ bên bán,…) thì cần phải lập biên bản bàn giao tài sản, hàng hóa.
- Khi người lao động nghỉ việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, chuyển công tác, tai nạn lao động,… người lao động cần phải có biên bản bàn giao công việc lại cho người khác để người khác đảm nhận lại công việc của mình.
Biên bản bàn giao là chứng nhận cho việc hai bên đã tiến hành bàn giao nhằm tránh sự chối bỏ trách nhiệm và đảm bảo xác định khi các bên xảy ra tranh chấp. Do đó, cần phải lập biên bản bàn giao thành hai bản và để mỗi bên giữ một bản.
-
Mục đích lập biên bản bàn giao tài sản công ty?
Thông qua biên bản bàn giao tài sản, bên giao nhượng tài sản đã chuyển giao quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho bên được bàn giao tài sản cùng với tài sản đó.
Sau khi các bên bàn giao xong, người được bàn giao sẽ có trách nhiệm pháp lý về sử dụng, quản lý tài sản đó theo mục đích của cá nhân hay doanh nghiệp.
Vậy mục đích lập biên bản bàn giao tài sản là gì?
- Hoàn thành xây dựng, mua sắm, thanh lý, bán hàng, cung ứng dịch vụ,… tài sản;
- Được người khác biếu, tặng, nhận góp vốn, thuê, viện trợ,… và đưa vào sử dụng, bảo quản, quản lý tại đơn vị khác.
- Bàn giao tài sản khi nghỉ việc, chuyển công tác,…
- Khi thế chấp tài sản thế chấp
- Bảo vệ tài sản của nhà nước, bệnh viện, trường học, đơn vị hành chính sự nghiệp,…
Do đó, biên bản bàn giao tài sản phải được lưu trữ lại vì việc bàn giao tài sản liên quan đến cả công tác quản lý tài sản, đặc biệt là khi xảy ra các vấn đề sai lệch sổ sách, chứng từ kế toán cần phải kiểm tra lại hoặc khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia.
-
Nội dung cần có trong biên bản bàn giao tài sản công ty
Trong biên bản bàn giao tài sản thì những nội dung cần thiết mà hai bên cần phải điền đầy đủ như:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên văn bản: Biên bản bàn giao tài sản
- Thời gian, địa điểm: nêu chi tiết thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao, chuyển nhượng tài sản
- Các bên tham gia: Bên giao và bên nhận (gồm Họ tên, chức danh, bộ phận, phương thức liên lạc…) ghi đầy đủ, chi tiết thông tin cá nhân
- Nội dung tài sản được bàn giao như: Ghi đầy đủ tên tài sản, đơn vị, số lượng, tình trạng, giá trị tài sản, tình trạng thực tế… theo nguyên tắc đánh giá tài sản bàn giao
- Lời cam kết, đảm bảo: Nêu cụ thể về trách nhiệm bắt buộc của các bên tham gia bàn giao.
Xin chữ ký hoặc đóng dấu xác nhận của cả hai bên
Đặc biệt, đối với các loại bàn giao tài sản có giá trị lớn, biên bản bàn giao có thể xin chữ ký của người làm chứng (bên thứ 3) quá trình bàn giao (nếu có).
Tuy nhiên, mỗi loại biên bản giao nhận tài sản sẽ được soạn thảo với đôi chút khác biệt. Ví dụ như biên bản giao hàng hóa sẽ khác với biên bản giao đất đai, thiết bị, tài liệu…
-
Những lưu ý trong mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty
Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao tài sản nên khi lập cần phải chú ý những điều sau:
- Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản bàn giao tài sản.
- Viết thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa các bên đầy đủ và rõ ràng, chi tiết
- Viết rõ trách nhiệm, cam kết giữa hai bên.
- Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản như: Chủng loại, tên tài sản, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị hiện tại,…
- Có đầy đủ chữ ký hoặc con dấu xác nhận, nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng (bên thứ ba)…
Một biên bản bàn giao tài sản chi tiết và được viết rõ ràng cho phép người nhận và người lập dễ dàng điều chỉnh với vai trò lưu trữ, bảo quản tài sản mới và theo dõi được tài sản còn lại.
-
Một số mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty thông dụng
Mẫu biên bản 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO
Căn cứ Hợp đồng Số: … ngày tháng năm 2022, được ký kết giữa Trường Đại học Tây Nguyên và Công ty …;
Hôm nay, ngày tháng năm 2022, tại Trường Đại học Tây Nguyên, chúng tôi gồm có:
ĐẠI DIỆN BÊN A:
Họ tên, chức vụ người đại diện:
Ông : Nguyễn Văn A Chức vụ: Hiệu trưởng
Ông : Chức vụ:
Địa chỉ: 567 Lê Duẩn, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Điện Thoại: 0500.3853.269
ĐẠI DIỆN BÊN B: CÔNG TY ……………………………
Họ tên, chức vụ người đại diện:
Ông (bà):………………………………. Chức vụ :……………….
Ông:…………………………………… Chức vụ : ………………
Địa chỉ: ………………………………..
Điện Thoại: ………………………….. Fax : …
Hai bên cùng tiến hành giao nhận và lắp đặt hoàn thành một số trang thiết bị với số lượng và cấu hình chi tiết như sau:
STT | Tên thiết bị và cấu hình chi tiết | Xuất xứ | ĐVT | Số lượng | Đơn vị sử dụng |
Thiết bị mới 100% và chưa qua sử dụng, có bảo hành kèm theo.
Bên A và Bên B đã cùng kiểm tra hàng hóa trên: đủ số lượng hàng, đúng qui cách và chất lượng như ghi trong Hợp đồng.
Biên bản này được lập thành 05 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 04 bản, Bên B giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trên đây là nội dung biên bản bàn giao TSCĐ, chúc các bạn học tốt và làm việc tốt nhé!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Lớp học kế toán thuế ở Thanh Hóa
Địa chỉ dạy kế toán tại Thanh Hóa
Noi hoc ke toan thuc hanh chat luong tai Thanh Hoa