Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa
Đối với cá nhân vừa có thu nhập từ lương vừa có thu nhập từ cho thuê tài sản thì
được tính thuế TNCN như thế nào? Chúng ta cùng giải đáp câu hỏi trên bằng bài viết dưới đây nhé!
1.Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế TNCN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập thực tế nhận được của cá nhân
trong năm, từng tháng hoặc từng lần. Đây là loại thuế đánh vào các khoản thu nhập
cao chính đáng của cá nhân, nhằm điều tiết sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư trong xã hội, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Đặc điểm của TNCN:
+ Diện đánh thuế rộng: Tất cả các cá nhân có thu nhập chịu thuế.
+ Thuế TNCN gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
+ Việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo quy tắc lũy tiến từng phần.
Cụ thể về cách tính thuế TNCN cho cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, vừa có thu
nhập từ cho thuê tài sản sẽ được giải đáp trong phần 2 dưới đây.
2.Cách tính thuế cho cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương,
vừa có thu nhập từ cho thuê tài sản.
Để xác định số thuế TNCN cần nộp của cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, vừa có thu nhập
từ cho thuê tài sản, cần xác định rõ số tiền phải nộp của từng hoạt động. Cụ thể:
2.1.Tính thuế cho thuê tài sản
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Thông tư 119/2014/TT-BTC, hộ gia đình hoặc cá nhân có
tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế môn bài
theo thông báo của Cơ quan thuế. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê
mà tổng số tiền thu được trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống, hoặc trung bình 1 tháng
dưới 8,4 triệu đồng thì không cần khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN.
Công thức xác định số thuế phải nộp:
+ Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
+ Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
+ Doanh thu tính thuế GTGT và TNCN với hoạt động cho thuê tài sản bao gồm thuế của
số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác, không bao gồm
khoản bồi thường, phạt mà bên cho thuê nhận được. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê
tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế xác định theo doanh thu trả tiền 1 lần.
+ Tỷ lệ thuế: Theo Điều 2, Điều 3, Thông tư số 92/2015/TT-BTC, tỷ lệ thuế GTGT và thuế
TNCN với hoạt động cho thuê tài sản là 5%.
Như vậy, Số thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế x 5%.
2.1.1.Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế nơi có tài sản cho thuê.
2.1.2.Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
+ Cá nhân khai theo kỳ hạn chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.
+ Cá nhân khai thuế 1 lần theo năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch
2.1.3.Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế chính là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Như vậy, theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC, số cho thuê tài sản là số thuế
nộp phát sinh từng lần trên hợp đồng cho thuê nhà, không tính gộp cả tiền lương để nộp thuế.
2.2.Cách tính thuế TNCN từ tiền lương
Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định, công thức xác định TNCN với từ kinh doanh,
tiền công, tiền lương như sau:
Số thuế phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó,
+ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (3)
+ Thu nhập chịu thuế = Tổng lương thực nhận (1) – Các khoản miễn thuế (2)
(1) Tổng lương thực nhận: Tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập khác mà người
nộp thuế nhận được kể cả tiền thưởng lễ tết.
(2) Các khoản miễn thuế: Phụ cấp ăn trưa, giữa ca, phụ cấp trang phục, điện thoại,
đi lại, tiền làm thêm giờ…
(3) Các khoản giảm trừ: Giảm trừ gia cảnh (Người nộp thuế là 9 triệu/tháng, 108 triệu/năm,
với người phụ thuộc là 3,6 triệu/tháng), khoản đóng bảo hiểm, hưu trí tự nguyện, từ thiện,
nhân đạo, khuyến học…
Như vậy, cách tính số thuế phải nộp sẽ dựa theo bậc lũy tiến từng phần như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | ||
Cách 1 | Cách 2 | ||||
1 | Đến 5 triệu đồng | 5% | 0 triệu đồng + 5% TNTT | 5% TNTT | |
2 | Trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng | 10% | 0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng | 10% TNTT – 0,25 triệu đồng | |
3 | Trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng | 15% | 0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng | 15% TNTT – 0,75 triệu đồng | |
4 | Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng | 20% | 1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng | 20% TNTT – 1,65 triệu đồng | |
5 | Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng | 25% | 4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng | 25% TNTT – 3,25 triệu đồng | |
6 | Trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng | 30% | 9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng | 30 % TNTT – 5,85 triệu đồng | |
7 | Trên 80 triệu đồng | 35% | 18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng | 35% TNTT – 9,85 triệu đồng | |
Trên đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có nguồn thu nhập từ lương và
cho thuê tài sản, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Hoc ke toan thue tai thanh hoa
Trung tam ke toan o thanh hoa