45Dao tao ke toan tai thanh hoa
Việc lưu trữ sổ sách kế toán không những phải lưu ở dạng file lưu trữ mà còn cần phải in ra giấy để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, quyết toán thuế sau này của doanh nghiệp. Vậy kế toán cần in những loại sổ sách gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
-
1. Sổ sách kế toán cần in cuối năm bao gồm những gì?
(1) Sổ sách kế toán tổng hợp
Tùy theo hình thức ghi sổ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, sẽ có những sổ kế toán tổng hợp tương ứng:
Sổ Nhật ký chung (đối với hình thức ghi sổ Nhật ký chung)
Nhật ký sổ cái (đối với hình thức ghi sổ Nhật ký sổ cái)
Nhật ký chứng từ số 7, số 8 (đối với hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ)
Chứng từ ghi sổ (đối với hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ)
(2) Sổ cái các tài khoản phát sinh trong năm tài chính
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có bao nhiêu tài khoản thì sẽ in tương ứng sổ cái
(3) Sổ chi tiết các tài khoản
TK 111; 112; 131;;……
Các sổ sách kế toán thường phát sinh trong các doanh nghiệp như:
– Sổ chi tiết tiền mặt
Sổ nhật ký thu tiền, chi tiền
Sổ quỹ tiền mặt
– Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng: căn cứ vào sao kê hàng tháng của ngân hàng
– Sổ chi tiết công nợ
Sổ chi tiết công nợ phải thu của tất cả các khách hàng
Sổ chi tiết công nợ phải trả của tất cả nhà cung cấp
– Sổ chi tiết Tài sản cố định
Sổ tổng hợp về tình hình tăng, giảm TSCĐ
Sổ khấu hao TSCĐ
– Công cụ dụng cụ
Sổ tổng hợp về tình hình tăng, giảm CCDC
Phân bổ công cụ, dụng cụ
– Vật tư, hàng hóa
Thẻ kho nguyên vật liệu
Thẻ kho thành phẩm, hàng hóa
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa
– Lương
Bảng chấm công hàng tháng
Bảng lương hàng tháng
CHÚ Ý: Toàn bộ sổ sách, chứng từ sẽ được in ra và ký, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm
-
In ấn sổ sách kế toán – cách sắp xếp chứng từ kế toán cuối năm
Chứng từ kế toán sẽ được lưu trữ dưới 2 dạng là: bản mềm (phần mềm, excel,…) và bản cứng (bản in ra giấy). Hai dạng này sẽ là cơ sở để đối chiếu, kiểm tra lẫn nhau, phòng khi có sự mất mát của một trong hai dạng này.
Cách đơn giản và dễ tìm kiếm nhất là sắp xếp chứng từ theo “Loại chứng từ” (tức là dựa vào từng phân hệ phần hành kế toán để phân loại chứng từ)
(1) Đối với hóa đơn đầu vào
Hóa đơn GTGT là một trong những chứng từ kế toán quan trọng để làm căn cứ pháp lý trong hạch toán kế toán. Để tránh mất mát và dễ tìm lại khi có nhu cầu thì toàn bộ hóa đơn đầu vào gốc sẽ được lưu riêng theo từng tháng/ quý (tùy thuộc vào hình thức kê khai của doanh nghiệp). Các hóa đơn gốc này sẽ được đánh số thứ tự như trên bảng kê hóa đơn GTGT đầu vào hàng tháng/quý. Bản hóa đơn phô tô thì sẽ kẹp vào bộ chứng từ phiếu chi
(2) Đối với hóa đơn đầu ra
– Đối với liên 3 thì sẽ được sắp xếp theo thứ tự bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra hàng tháng/quý
– Đối với hóa đơn đầu ra nào có Biên bản điều chỉnh hóa đơn thì phải kẹp biên bản vào luôn cùng quyển hóa đơn
– Đối với hóa đơn đầu ra nào có Biên bản thu hồi hóa đơn và hóa đơn liên 2 dán cùng
(3) Đối với chứng từ kê khai báo cáo thuế: được lưu theo từng sắc thuế
– Tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN tạm tính háng tháng/quý được in có chữ ký điện tử lưu từ tháng 01- tháng 12, theo từng loại thuế. Nếu có chứng từ nộp thuế đi kèm thì in và lưu cùng tờ khai
– Báo cáo sử dụng hóa đơn được in kẹp 4 quý (trong năm)
– Báo cáo tài chính năm (nộp qua mạng) được in ra có chữ ký điện tử lưu cùng hồ sơ khai thuế trong năm
– Các thông báo thuế và chứng từ thuế liên quan kẹp riêng một file
(4) Phiếu thu, phiếu chi: sẽ phải kẹp đầy đủ hóa đơn chứng từ đi kèm. Đặc biệt Phiếu chi là bộ chứng từ để cho vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN. Nêu yêu cầu mỗi phiếu chi tiền sẽ phải có đầy đủ chứng từ bao gồm: hóa đơn, phiếu nhập kho, hợp đồng, biên bản bàn giao, báo giá,…. (tùy từng trường hợp cụ thể)
Phiếu thu, chi sẽ được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn (tăng dần theo số ngày trong tháng). Cuối tháng kẹp phiếu thu một bộ, phiếu chi một bộ riêng sau đó xếp theo tháng và đủ 12 tháng trong năm
(5) Chứng từ công nợ: công nợ bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả.
– Hàng tháng kế toán tiến hành làm Biên bản đối chiếu công nợ phải thu gửi các khách hàng và tập hợp chứng từ thành từng tháng.
– Biên bản bù trừ công nợ (nếu có)
(6) Chứng từ ngân hàng:
– Được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng trên sao kê ngân hàng: giấy báo nợ, báo có, ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền vào NSNN,… Nếu phát sinh nhiều ngân hàng thì đóng thành từng File và kẹp vào chung thành từng tháng, cứ làm như vậy đến hết 12 tháng
– Các hồ sơ khác: hồ sơ vay vốn ngân hàng, lãi suất tiền gửi,… kẹp vào 1 File
(7) Phiếu nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa: cũng được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Cuối mỗi tháng phân thành 2 tập nhập kho và xuất kho. Đối với công ty sản xuất có nhiều phân xưởng thì phải chi tiết từng phân xưởng, bộ phận để dễ tìm
(8) Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu: hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu được lưu theo bộ chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu gồm:
– Hóa đơn thương mại (Invoice)
– Hợp đồng thương mại (Contract)
– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packinglist)
– Vận đơn (Bill of lading)
– Tờ khai hải quan
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Sau này khi có hoàn thuế hoặc kiểm tra thuế sẽ không phải đi tìm hồ sơ
(9) Đối với chứng từ vay mượn:
– Chứng từ vay mượn tiền: có hợp đồng vay mượn, phụ lục hợp đồng, biên bản thanh lý
– Chứng từ vay mượn vật tư, hàng hóa: Phiếu nhập, xuất kho, hợp đồng vay mượn
(10) Chứng từ tiền lương:
– Bảng chấm công xếp theo thứ tự 12 tháng trong năm
– Bảng thanh toán tiền lương được đóng quyển từng tháng và lưu thành năm
– Các quyết định bổ nhiệm, tăng lương,…
– Hồ sơ của người lao động: hồ sơ xin việc, sổ bảo hiểm,…
– Các giấy tờ khác liên quan đến thuế TNCN: hồ sơ đăng ký người phụ thuộc, đăng ký mã số thuế người nộp thuế, thông báo nộp bảo hiểm xã hội được sắp xếp thành từng loại
(11) Sắp xếp các hợp đồng
– Hợp đồng mua vào: trong nước, nước ngoài
– Hợp đồng bán ra: nội địa, nước ngoài
Mỗi loại được đóng file từng loại theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
Ngoài ra, trường hợp lĩnh vực đặc trưng như nếu có xây dựng cơ bản thì sẽ phát sinh chi phí xây dựng của từng nhà cung cấp: khi đó kế toán sẽ phân loại mỗi nhà cung cấp một hồ sơ và lưu toàn bộ chứng từ của từng đơn vị theo thứ tự đã phân chia.
Trên đây là bài viết hướng dẫn các loại sổ sách cần in để lưu trữ, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Noi day ke toan uy tin o Thanh Hoa
Lớp dạy kế toán thực hành chất lượng tại Thanh Hóa
Trung tam hoc ke toan thue tai Thanh Hoa
Noi dao tao ke toan thuc hanh chat luong tai Thanh Hoa