Học kế toán ở thanh hóa
Vấn đề bảo hiểm là vấn đề được nhiều người lao động cũng như kế toán quan tâm, điều kiện,
quyền lợi và phương pháp tính đối với người đóng bảo hiểm liên tục 5 năm như thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Định nghĩa
Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày
hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.
Cách xác định thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục
Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC như sau:
Điều 5. Thẻ bảo hiểm y tế
- Mẫu thẻ BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
Thẻ BHYT phản ánh một số thông tin sau đây:
- Từ ngày 01/01/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước
đó theo tháng, tối đa là 60 tháng, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 1
Thông tư này. Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với
ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng;
- Người lao động được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài, thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm
thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;
- Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước
nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước
ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT;
- Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của
Luật việc làm nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao
gồm thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.”
Riêng địa bàn Hà Nội hiện nay có quy định riêng về cách tính thời gian tham gia BHYT liên tục theo mục
B Công văn 2777/BHXH như sau:
Trước ngày 01/01/2015, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian tham gia không gián đoạn (trừ các
trường hợp hưởng quyền lợi thẻ BHYT do quỹ BHXH đảm bảo: ốm đau dài ngày, thai sản, …)
Từ ngày 01/01/2015, thời gian tham gia BHYT liên tục gián đoạn không quá 03 tháng trong năm tài
chính hoặc 02 năm tài chính không quá 3 tháng vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không tham gia BHYT
theo nhóm khác thì được tính là thời gian tham gia BHYT nhưng không được hưởng quyền lợi về BHYT nếu đi KCB.
Trường hợp giá trị thẻ BHYT bị gián đoạn do đơn vị nợ tiền:
- Đơn vị đã đóng đủ tiền BHYT, được xác nhận thời gian tham gia BHYT liên tục.
- Nếu đơn vị chưa đóng đủ tiền, chỉ tính thời gian tham gia BHYT theo kết quả đóng BHYT của đơn vị.
Như vậy, đơn vị và người tham gia BHYT căn cứ địa bàn mình tham gia để đối chiếu quá trình đóng
BHYT liên tục để được hưởng quyền lợi đầy đủ.
Điều kiện và quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT 5 năm liên tục
Điều kiện được hưởng:
- Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, trên thẻ BHYT có dòng chữ: “Thời điểm đủ 05 năm liên tục:
Từ …/…/…”. Nếu có thời gian gián đoạn thì chỉ được gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
- Có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
- Cụ thể:
-
Từ ngày 01/01/2020, lương cơ sở áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả
-
- Cụ thể:
phải lớn hơn 6 x 1,49 triệu đồng = 8,94 triệu đồng;
-
-
-
Từ ngày 01/7/2020, lương cơ sở áp dụng mức 1,6 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả phải lớn
-
-
hơn 6 x 1,6 triệu đồng = 9,6 triệu đồng.
-
- Như vậy, từ 01/7/2020, người bệnh phải thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn so với thời điểm hiện
nay thì mới được hưởng quyền lợi nêu trên.
-
Khám chữa bệnh đúng tuyến.Theo Thông báo số 2298/TB-BHXH ngày 14/11/2018, BHXH Việt Nam hướng
dẫn người có đủ điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: Thẻ BHYT; Giấy tờ tùy
thân có ảnh (bản sao); Hóa đơn, chứng từ thanh toán viện phí (bản chính).
lop dao tao ke toan tai thanh hoa
Sau khi có đủ các giấy tờ này, người bệnh nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi tham gia BHYT để được
giải quyết. Với quy định này có thể thấy, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh nên lưu giữ hóa đơn, chứng từ
cẩn thận để có căn cứ cho cơ quan BHXH giải quyết chế độ đảm bảo quyền lợi cho mình.
Quyền lợi được hưởng: Căn cứ theo Luật BHYT sửa đổi 2014 và Điều 4 Nghị định 105/2014/NĐ-CP
quy định về mức hưởng BHYT đối với người có thời gian tham gia BHYT liên tục như sau:
-
Hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh
, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục tính từ thời điểm
người đó tham gia bảo hiểm y tế đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí
khám bệnh, chữa bệnh lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tính từ thời điểm tham gia bảo hiểm
y tế đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
Như vậy, khi người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền
cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám
chữa bệnh không đúng tuyến) sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng
100% chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi chi trả quỹ BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.
Trên đây là cách tính bảo hiểm liên tục 5 năm, chúc các bạn thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tam hoc ke toan thue o Thanh Hoa
Nơi đào tạo kế toán thực hành chất lượng tại Thanh Hóa
Trung tâm học kế toán thuế ở Thanh Hóa