DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ, THUẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP HÀNG ĐẦU THANH HÓA

Cách tra cứu Nợ Thuế Doanh Nghiệp – quy định xử lý nợ thuế

Học kế toán thực hành tại thanh hóa

Làm thế nào để tra cứu nợ thuế doanh nghiệp? Cách xử lý doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết nhé!

I. Hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp

Cách 1: Sau khi đăng nhập thành công, màn hình sẽ thể hiện thông tin bên dưới:

Bạn chọn tra cứu, sau đó chọn “Thông tin nghĩa vụ thuế” và “Truy vấn” theo MST doanh nghiệp đã thể hiện, số thuế còn nợ đến thời điểm truy cứu của doanh nghiệp sẽ được hiện ra. Bao gồm 2 mục:

Học kế toán ở thanh hóa

➧ Mục I: Các khoản thuế phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn.

➧ Mục II: Các khoản thuế còn phải nộp, nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

Mục này sẽ thể hiện chi tiết từng khoản mục nợ thuế của công ty theo từng quý, từng tháng theo số tổng đã thể hiện ở mục I; số tiền nợ thuế mà doanh nghiệp đã nộp trong kỳ được cơ quan thuế ghi nhận; số tiền thuế nộp thừa của doanh nghiệp (nếu có). Rất dễ để doanh nghiệp có thể kiểm tra đối chiếu.

Cách 2: Hiện nay Tổng cục Thuế đã bổ sung tính năng nộp thuế theo mã ID của tờ khai, vậy nên bạn cũng có thể truy cập vào mục “Nộp thuế”, chọn thông tin ngân hàng của doanh nghiệp, chọn loại nghĩa vụ thuế cần tra cứu bên dưới:

Kết quả hiện ra là các tiểu mục thuế doanh nghiệp cần phải nộp, bạn có thể tiến hành tích chọn khoản mục thuế cần nộp và nộp ngay.

II. Lưu ý khi thực hiện tra cứu nợ thuế doanh nghiệp

Tra cứu trên trang Thuế điện tử rất tiện lợi và dễ dàng cho doanh nghiệp kiểm tra đối chiếu nợ thuế, nhưng do khi doanh nghiệp nợ thuế, sẽ phát sinh các khoản chậm nộp tính theo ngày 0.03 %/ngày và số tiền thuế doanh nghiệp đã nộp trong kỳ chưa được chốt sổ và cấn trừ với số tiền nợ trước đó, dẫn đến số thuế tra cứu trên trang thuế sẽ chưa khớp với hệ thống của cán bộ quản lý nợ thuế.

Bạn nên tham khảo số tiền nợ thuế trên trang Thuế điện tử và gọi điện đối chiếu với cán bộ quản lý nợ thuế của doanh nghiệp để nắm được số tiền nợ thuế phải nộp chính xác nhất.

Học kế toán ở thanh hóa Làm thế nào để tra cứu nợ thuế doanh nghiệp? Cách xử lý doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế như thế nào? Mời bạn
Học kế toán tại thanh hóa

III. Các trường hợp và cách xử lý doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế

  1. Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC nêu rõ các trường hợp doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) có thể bị cưỡng chế nợ thuế như sau:

  • NNT nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn, hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • NNT còn đang nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản;
  • NNT không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm về thuế.

Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà NNT không chấp quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn lại hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

  1. Cách xử lý doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế

Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế bao gồm:

  • Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, phong tỏa tài khoản;
  • Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng tới tổ chức, doanh nghiệp bị cưỡng chế;
  • Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu hồi số tiền thuế và chậm nộp thuế còn nợ;
  • Thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề…

Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo bằng văn bản và email đến doanh nghiệp, ngân hàng để xác minh thông tin và yêu cầu người nợ thuế nộp số tiền còn nợ trước thời gian quy định trên thông báo. Nếu sau ngày quy định, NNT vẫn chưa tiến hành nộp tiền thuế còn nợ, cơ quan thuế sẽ ra quyết định cưỡng chế tài khoản ngân hàng, phong tỏa tài khoản và tự động trích nộp phần thuế còn nợ vào Kho bạc Nhà nước, hoặc bằng các biện pháp khác cưỡng chế hóa đơn, khóa MST doanh nghiệp…

Khi đó doanh nghiệp của bạn sẽ không thể xuất hóa đơn và không thể hoạt động được nữa. Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được quyết định cưỡng chế thì hãy liên hệ ngay đến cán bộ quản lý thuế của công ty để được hướng dẫn thủ tục xử lý khi bị cưỡng chế nhé.

Trên đây là cách để tra cứu nợ thuế doanh nghiệp, kế toán ATC chúc các bạn học tập và làm việc tốt nhé!

Học kế toán ở thanh hóa Làm thế nào để tra cứu nợ thuế doanh nghiệp? Cách xử lý doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế như thế nào? Mời bạn
Học kế toán thực hành tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán thực hành tại thanh hóa Làm thế nào để tra cứu nợ thuế doanh nghiệp? Cách xử lý doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế như
Học kế toán thực hành ở thanh hóa

Dia chi dao tao ke toan tai Thanh Hoa

Dia chi dao tao ke toan o Thanh Hoa

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo