Đào tạo kế toán thuế ở Thanh Hóa
Chứng từ kế toán trong ngân hàng là căn cứ chứng minh bằng giấy tờ cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thật sự hoàn thành.
Chứng từ ngân hàng là gì?
Chứng từ kế toán Ngân hàng trong tiếng Anh gọi là Bank Accounting Vouchers.
Chứng từ kế toán Ngân hàng là các bằng chứng chứng minh các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, và là cơ sở để hoạch toán vào sổ sách kế toán tại các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.
Chứng từ kế toán có thể là chứng từ bằng giấy hoặc chứng từ điện tử.
Theo Luật Kế toán (theo qui định tại Điều 17 của Luật): Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi đảm bảo đầy đủ các nội dung của chứng từ kế toán và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán ngân hàng:
- Tên gọi của chứng từ (Séc, UNC, UNT, Phiếu thu, phiếu chi..)
- Số của chứng từ
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ; ngày, tháng, năm hạch toán số tiền trên chứng từ vào sổ kế toán
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của đơn vị, cá nhân trả tiền
- Tên, địa chỉ, số hiệu của Ngân hàng thanh toán
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của đơn vị, cá nhân thụ hưởng số tiền trên chứng từ.
- Tên, địa chỉ, số hiệu của Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Các chỉ tiêu về số lượng và giá trị
- Chữ kí của người lập và của những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệp vụ. Những chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân phải có chữ ký của kế toán trưởng và người phê duyệt (Thủ trưởng đơn vị)
Phân loại chứng từ kế toán ngân hàng:
Phân loại theo tính chất pháp lí của chứng từ:
- Chứng từ gốc: Là căn cứ pháp lí chứng minh cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Chứng từ gốc được lập ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán. Chứng từ ghi sổ được lập trên chứng từ gốc hoặc chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
Hệ thống Ngân hàng thương mại sử dụng chủ yếu chứng từ gốc kiêm ghi sổ cho các giao dịch chủ yếu giữa khách hàng và Ngân hàng.
Phân loại theo mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ kinh tế:
- Chứng từ tiền mặt
- Chứng từ chuyển khoản
- Bảng kê các loại
- Giấy báo liên hàng
- Lệnh chuyển tiền sử dụng trong chuyển tiền điện tử
- Các chứng từ hạch toán tài sản và chứng từ ngoại bảng
Phân loại theo nguồn gốc:
- Chứng từ gốc do khách hàng lập, mang đến giao dịch với Ngân hàng
- Chứng từ gốc do tổ chức tín dụng khác phát sinh trong quan hệ với tổ thức tín dụng thực hiện
- Chứng từ gốc phát sinh trên cơ sở các thông tin, dữ liệu đầu vào trong hệ thống thông tin của Tổ chức tín dụng tạo ra các dữ liệu kết quả
- Chứng từ gốc phát sinh phục vụ các giao dịch nội bộ của tổ chức tín dụng.
TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa
(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Dia chi kế toan tong hop tai Thanh Hoa
Dia chi ke toan tong hop o Thanh Hoa
Trung tâm học kế toán hàng đầu tại Thanh Hóa
Trung tâm học kế toán hàng đầu ở Thanh Hóa
Nơi dạy kế toán thực tế tại Thanh Hóa