DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ, THUẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP HÀNG ĐẦU THANH HÓA

Doanh nghiệp không cho nhân viên nghỉ phép tháng cuối năm?

Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa

Trường hợp doanh nghiệp không cho nhân viên nghỉ phép cuối năm mặc dù trên hợp đồng

lao động đã có ghi rõ là được nghỉ? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1.Người lao động được nghỉ phép khi nào?

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ được nghỉ phép theo các ngày được quy định

tại lịch nghỉ hằng năm do người sử dụng lao động ban hành.

Bởi khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động hiện hành quy định:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý

kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động

có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ

gộp tối đa 03 năm một lần.

Theo quy định này, việc sắp xếp lịch nghỉ phép năm sẽ được thực hiện bởi người sử dụng

lao động. Tuy nhiên, trước khi ban hành lịch nghỉ hằng năm, doanh nghiệp phải tham khảo

ý kiến của người lao động và thông báo trước cho người đó biết.

Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa  Trường hợp doanh nghiệp không cho nhân viên nghỉ phép cuối năm mặc dù trên hợp đồnglao động đã có
Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa

Nếu muốn nghỉ linh hoạt hơn lịch quy định hoặc muốn nghỉ gộp nhiều ngày phép cùng lúc

thì người lao động có thể chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Việc ban hành lịch nghỉ hằng năm là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Nếu không thực hiện, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng (theo

khoản 2 Điều 17 Nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động).

Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều không ban hành lịch nghỉ hằng năm

cụ thể mà cho phép người lao động nghỉ phép một cách linh hoạt nhưng có báo trước cho

người sử dụng lao động biết để sắp xếp công việc.

2.Vẫn nghỉ phép dù công ty không đồng ý, có sao không?

Tuy người lao động có quyền nghỉ phép năm nhưng cũng cần thực hiện theo đúng lịch

nghỉ đã được doanh nghiệp quy định. Nếu xin nghỉ phép vào ngày khác thì phải thỏa

thuận với người sử dụng lao động.

Trường hợp công ty không đồng ý mà vẫn nghỉ phép thì người lao động sẽ bị coi là tự ý bỏ việc.

Tùy vào số ngày nghỉ không phép mà người lao động có thể bị xử lý kỷ luật lao động đến

mức sa thải hoặc thậm chí còn bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Bởi theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động tự ý bỏ việc 05

ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày

tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng sẽ bị sa thải.

Còn Điều 36 Bộ luật này quy định, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm

dứt hợp đồng lao động với người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ

05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không cần báo trước.

Trong trường hợp số ngày tự ý nghỉ chưa đến mức bị sa thải hoặc đơn phương chấm

dứt hợp đồng, người lao động có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khác như

nhắc nhở, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức.

Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa  Trường hợp doanh nghiệp không cho nhân viên nghỉ phép cuối năm mặc dù trên hợp đồnglao động đã có
Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

3.Không cho nhân viên nghỉ phép tháng cuối năm, có trái luật?

Nếu không cho người lao động nghỉ phép, người sử dụng lao động có thể bị coi là vi phạm

pháp luật lao động và bị xử phạt hành chính.

Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12 năm 2022 quy định, người sử dụng lao động có hành vi vi

phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng năm sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Nghỉ hằng năm là quyền lợi chính đáng của người lao động. Do đó, người sử dụng lao

động phải đảm bảo cho người lao động được hưởng quyền lợi này.

Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu làm đủ năm cho doanh nghiệp, người lao

động có quyền nghỉ phép năm với số ngày như sau:

– 12 ngày làm việc: Nếu người này làm việc trong điều kiện bình thường.

– 14 ngày làm việc: Nếu người lao động là người chưa thành niên, người khuyết tật, người việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– 16 ngày làm việc: Nếu người lao động là người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, người lao động làm việc lâu năm còn được tính thêm phép thâm niên (cứ làm đủ 05 năm được cộng thêm 01 ngày phép).

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa Trường hợp doanh nghiệp không cho nhân viên nghỉ phép cuối năm mặc dù trên hợp đồng lao động đã có
Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

Lịch nghỉ các ngày trên sẽ do phía doanh nghiệp quy định và có tham khảo ý kiến của người lao động nhưng không bắt buộc phải có sự đồng ý của người lao động.

Do đó, mức phạt kể trên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp đã bố trí lịch nghỉ cuối năm cho người lao động mà sau đó không cho họ nghỉ theo đúng quy định.

Còn trường hợp doanh nghiệp đã dự trù được kế hoạch công việc cuối năm từ trước nên sắp xếp toàn bộ ngày nghỉ phép năm của người lao động vào các tháng trước đó thì không bị coi là hành vi vi phạm. Lúc này, người lao động cũng có nghĩa vụ tuân thủ lịch nghỉ phép mà doanh nghiệp công bố, tức không được nghỉ phép tháng cuối năm.

Trên đây là tất tần tật về vấn đề doanh nghiệp không cho nhân viên nghỉ phép cuối năm. Chúc các bạn ngày mới làm việc thật tốt!

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Hoc ke toan cap toc o thanh hoa

 

Hoc ke toan thuc hanh tai thanh hoa

Hoc kế toán thực hành ở thanh hóa

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo