DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ, THUẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP HÀNG ĐẦU THANH HÓA

Hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định

Lop day ke toan tong hop o Thanh Hoa

ATC có các lớp học kế toán tổng hợp thực hành và khóa học kế toán thuế chuyên sâu phù hợp với nhiều nhóm học viên khác nhau từ chưa biết gì đến những người cần học nâng cao nghiệp vụ. Học viên được cam kết đào tạo thành nghề mới kết thúc khóa học.

 

Không chỉ chuyên đào tạo, ATC chúng tôi còn hướng đến giá trị chia sẻ kiến thức hữu ích. Với mong muốn phổ cập tới đông đảo mọi người những kiến thức hay ho của kế toán.

Cùng theo dõi trang của ATC để thường xuyên cập nhật các kiến thức hay các bạn nhé!

Trong bài viết hôm nay, ATC xin chia sẻ cùng các bạn về chủ để:

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

  1. Hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định (Không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá)

* Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ, ghi:

Nợ TK 241: Chi phí xây dựng dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 111, 112, 152, 214,…

* Khi việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành:

– Trường hợp TSCĐ do bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu chi phí sửa chữa nhỏ – Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Nợ TK 242 (Nếu chi phí sửa chữa cần phân bổ dần)

Có TK 241

Trung tam hoc ke toan tai Thanh Hoa HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNHHạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định

Đối với trường hợp sửa chữa lớn, định kỳ xác định mức phân bổ tính vào chi phí SXKD từng kỳ, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 242: Chi phí trả trước

– Trường hợp TSCĐ do bộ phận phụ tiến hành sửa chữa: Trường hợp TSCĐ được bộ phận phụ thực hiện tiến hành sửa chữa mà chi phí không tập hợp riêng cho bộ phận phụ thì thực hiện như nghiệp vụ đầu tiên.

– Trường hợp TSCĐ sửa chữa do bộ phận phụ và DN có tập hợp riêng chi phí: Trường hợp TSCĐ do bộ phận phụ tiến hành sửa chữa mà DN có tập hợp chi phí riêng cho từng bộ phận sản xuất phụ thì thực hiện tập hợp chi phí để tính giá thành công trình sửa chữa. Sau đó phân bổ giá thành dịch vụ sửa chữa cho bộ phận sử dụng tài sản đó.

+ Khi chi phí sửa chữa phát sinh, ghi:

Nợ TK 621, 622, 627

Có TK 111, 152, 153, 154,…

+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí cho bộ phận sản xuất phụ, ghi:

Nợ TK 154: Chi tiết bộ phận sản xuất phụ

Có TK 621, 622, 627

+ Khi thực hiện bàn giao TSCĐ sửa chữa hoàn thành cho bộ phận sử dụng => Căn cứ giá trị sửa chữa hoàn thành do bộ phận sản xuất phụ cung cấp, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu chi phí sửa chữa nhỏ)

Nợ TK 242 (Nếu chi phí sửa chữa cần được phân bổ)

Có TK 154: Chi tiết cho phân xưởng sản xuất phụ

Đồng thời đối với sửa chữa lớn TSCĐ, định kỳ xác định mức phân bổ tính vào chi phí SXKD của bộ phận sử dụng TSCĐ từng kỳ, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 242: Chi phí trả trước

– Trường hợp DN thuê bên ngoài sửa chữa TSCĐ => Số tiền phải trả cho đơn vị sửa chữa, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642, 242: Chi phí sửa chữa

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 111, 331,…: Tổng tiền phải trả

  1. Hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ có tính chu kỳ

Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì DN được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Đối với trường hợp này, khi phát sinh sửa chữa tài sản thì hạch toán (Khi DN đã lên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ từ đầu năm thì DN có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch cụ thể) như sau:

– Hàng kỳ, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 352: Dự phòng phải trả

– Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338,…

– Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành => Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 352 (TK 3524): Dự phòng phải trả

Có TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ

– Xử lý số chênh lệch số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (Nếu có):

+ Nếu số phát sinh thực tế lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642,…

Có TK 352 (TK 3524): Dự phòng phải trả

+ Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí (Theo Luật thuế TNDN) hoặc ghi tăng thu nhập khác (Căn cứ theo VAS 15 – Chuẩn mực kế toán số 15), ghi:

Nợ TK 352 (TK 3524): Dự phòng phải trả

Có TK 627, 641,… (Hoặc TK 711): Thu nhập khác

  1. Hạch toán nâng cấp tài sản cố định

DN thực hiện nâng cấp, cải tạo giúp TSCĐ có năng suất làm việc cao hơn hoặc thời gian sử dụng lâu hơn => Từ đó làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Các trường hợp ghi sổ cụ thể như sau:

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu, ghi:

Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 111, 152, 331, 334,…

– Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình

Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang.

Chúc bạn thành công!

Trung tam hoc ke toan tai Thanh Hoa
Lop day ke toan tong hop o Thanh Hoa

—————————————–

Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:

TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

 

Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa

(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, Cách Bưu Điện Tỉnh 1km về phía Đông hướng đi BigC)

Thử tìm hiểu nha!

 

Các bạn quan tâm đến khóa học kế toán của ATC vui lòng xem chi tiết khóa học:

Địa chỉ dạy kế toán thuế ở Thanh Hóa
Địa chỉ học kế toán thuế ở Thanh Hóa
Địa chỉ kế toán tốt nhất ở Thanh Hóa

Trung tam hoc ke toan tai Thanh Hoa HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNHHạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định
Lop day ke toan tong hop o Thanh Hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo