Trung tam ke toan tai thanh hoa
Tài sản vô hình là gì? Nguyên giá được tính như thế nào? Và cách hạch toán ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm tài sản cố định vô hình
Theo Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12, TSCĐ vô hình là những tài sản không
có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị của nó và do DN nắm giữ, sử dụng
trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ vô hình do Bộ Tài chính quy định; tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh
như một số chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng
phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại…
Xác định nguyên giá của tài sản cố định vô hình
Xác định nguyên giá của TSCĐ vô hình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác kế toán
TSCĐ vô hình tại DN. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà DN phải
bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự
kiến. Cụ thể, nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ các khoản
được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản
thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng
theo dự tính. Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả
chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại
thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được
hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính
vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự
được xác định theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc bằng giá trị hợp lý của
tài sản đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm
hoặc thu về. Nếu việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn
của DN, thì nguyên giá là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến
quyền sở hữu vốn của DN.
Trung tam ke toan tai Thanh Hoa
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá
trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều
chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền
phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 213 – TSCĐ vô hình dùng để
phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của DN. TSCĐ
vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong “Sổ TSCĐ”. Theo quy
định hiện hành, nếu như Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình có 6 tài khoản cấp 2, thì Tài khoản
213 – TSCĐ vô hình, có 7 tài khoản cấp 2 (Bảng 1).
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Nhằm giúp kế toán thực hiện một số nghiệp vụ kế toán liên quan đến TSCĐ vô hình tại DN,
bài viết giới thiệu một số phương pháp kế toán liên quan đến một số giao dịch kinh tế chủ yếu sau:
Thứ nhất, mua TSCĐ vô hình:
– Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
– Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (tổng giá thanh toán)
Có TK 112, 331,…(tổng giá thanh toán).
Thứ hai, khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc
trên đất thì phải xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ hữu
hình là nhà cửa, vật kiến trúc, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc)
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá quyền sử dụng đất)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332 – nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…
Trung tâm kế toán ở Thanh Hóa
Thứ ba, khi TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan
đến quyền sở hữu vốn của các công ty cổ phần, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý
của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Thứ tư, khi đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết dưới hình thức góp vốn bằng
TSCĐ vô hình, căn cứ vào giá đánh giá lại của TSCĐ vô hình:
– Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi góp vốn, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) (số khấu hao đã trích)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá).
Hoc ke toan o Thanh Hoa
– Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi góp vốn, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) (số khấu hao đã trích)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá)
Có TK 711 – Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình).
Trên đây là bài viết chia sẽ thông tin về tài sản cố định vô hình, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Noi dao tao ke toan thuc hanh o Thanh Hoa
Trung tâm học kế toán thực hành ở Thanh Hóa
Trung tam hoc ke toan thuc hanh tai Thanh Hoa
Trung tam hoc ke toan thuc hanh o Thanh Hoa