DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ, THUẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP HÀNG ĐẦU THANH HÓA

Phương pháp hạch tóan dự phòng tồn thất tài sản

Học kế toán thuế tại Thanh Hoá

Dự phòng tổn thất tài sản được hạch toán như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết cách làm nhé!

  1. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

a) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291)

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trước khi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số chưa được dự phòng)

Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (số được ghi giảm khi xác định giá trị doanh nghiệp)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (số dự phòng đã lập cao hơn số tổn thất).

Học kế toán thuế tại Thanh Hoá  Dự phòng tổn thất tài sản được hạch toán như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết
Học kế toán thuế tại Thanh Hoá
  1. Phương pháp kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

a) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292)

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

c) Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, doanh nghiệp có quyết định dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dài hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (nếu có)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số chưa lập dự phòng)

Có các TK 221, 222, 228 (giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất).

d) Khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn Nhà nước, khi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

  1. Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi

a) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

c) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

d) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Học kế toán thuế tại Thanh Hoá  Dự phòng tổn thất tài sản được hạch toán như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết
Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác.

đ) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

e) Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa Dự phòng tổn thất tài sản được hạch toán như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết cách
Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa
  1. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

a) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

d) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách hạch toán dự phòng tổn thất tài sản, kế toán ATC cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Chúc các bạn ứng dụng tốt nhé!

Học kế toán thuế tại Thanh Hoá

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

 ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán thuế ở Thanh Hoá

 

Học kế toán ở thanh hóa

Học kế toán tại thanh hóa

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo