lop dao tao ke toan tai thanh hoa
Để kiểm soát được chi phí một cách hiệu quả daonh nghiệp phải xây dựng mô hình
kế toán quản trị nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạ xây dựng mô hình kế toán nhé!
-
Kế toán quản trị chi phí là gì?
Kế toán quản trị (KTQT) chi phí là một bộ phận không thể tách rời của kế toán quản trị
cũng như kế toán nói chung. Nó có thể là kỹ thuật hay phương pháp để xác định chi phí
cho một bộ phận của doanh nghiệp, một dự án, một quá trình hoặc một sản phẩm được
sản xuất ra… Chi phí là giá trị của nguồn lực đã hoặc sẽ được tiêu dùng trong quá trình
thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm đạt được một mục đích, kết quả nào đó. Chi phí
này được xác định bằng việc đo lường trực tiếp, tính toán, kết chuyển hoặc phân bổ một
cách khoa học và hợp lý, cũng có thể là các lợi ích bị mất đi do lựa chọn phương án kinh
doanh này thay vì chọn phương án khác (chi phí cơ hội).
Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp, cần thiết cho các nhà quản trị
trong nội bộ của doanh nghiệp để có thể đưa ra các quyết định tối ưu cho doanh nghiệp,
thực hiện kiểm soát, đánh giá quá trình hoạt động. Thông tin của kế toán quản trị chi phí cần
có tính định hướng để có thể thuận lợi cho quá trình đánh giá, phân tích và giúp đưa ra các
biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả.
Kế toán quản trị chi phí bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Nhận diện và phân loại chi phí
- Xây dựng định mức và dự toán chi phí
- Kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm
- Phân tích biến động chi phí; Hệ thống báo cáo KTQT chi phí; Phân tích thông tin chi phí.
-
Nguyên tắc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí
Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, vì vậy xây dựng
mô hình KTQT chi phí phải phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. Đảm bảo được
yếu tố này, mô hình KTQT chi phí mới phát huy được vai trò của mình là cung cấp thông tin
thiết thực, chính xác cho các nhà quản trị. Bên cạnh đó cũng cần phải tôn trọng các quy luật
khách quan và tất yếu của nền kinh tế.
Thứ hai, xây dựng mô hình phải đáp ứng được nhu cầu thông tin về chi phí của các nhà quản trị.
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các nhà quản trị yêu cầu thông tin về chi phí vừa
phải cụ thể, chi tiết về từng hoạt động, vừa phải mang tính khái quát, đánh giá, so sánh các
mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.
Thứ ba, xây dựng mô hình KTQT chi phí phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Để xây dựng và đưa vào vận hành mô hình KTQT chi phí, các doanh nghiệp sẽ phải đầu
tư về nguồn nhân lực và vật lực, phải có những thay đổi, tính toán trong cách thức quản lý
và tổ chức công tác kế toán. Mô hình KTQT chi phí cần kết hợp với hệ thống kế toán tài chính
một cách hài hòa để không gây trở ngại trong việc tổ chức công tác kế toán chung.
-
Các mô hình kế toán quản trị chi phí
Mô hình kết hợp: loại mô hình này gắn kết hệ thống quản trị chi phí với hệ thống kế toán theo
từng phần hành: kế toán quản trị chi phí, kế toán quản trị doanh thu,..Việc vận dụng mô hình
này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí nhưng hoạt động với hiệu suất không cao, do
chưa có sự chuyên biệt trong bộ phận kế toán giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
và cùng một lúc kế toán thực hiện song song hai công việc.
Mô hình tách biệt: là mô hình tổ chức hệ thống kế toán quản trị tách biệt với hệ thống kế
toán tài chính trong phòng kế toán.
Mô hình hỗn hợp: là mô hình kết hợp giữa 2 mô hình nêu trên, trong đó mô hình kế toán
quản trị chi phí được tổ chức riêng, còn nội dung khác thì theo mô hình kết hợp. Mô hình
hỗn hợp có tính linh hoạt hữu ích và khả năng cung cấp thông tin cao nhưng doanh nghiệp
cũng phải đầu tư nguồn lực để tổ chức vận hành bộ máy và thực hiện tổ chức công tác
kế toán một cách hiệu quả.
-
Quy trình xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Nhận diện và phân loại chi phí
Nhận diện chi phí là cách thức doanh nghiệp quản lý, theo dõi chi phí phát sinh trong các kỳ
theo những tiêu thức nhất định nhằm đạt được việc kiểm soát chi phí hiệu quả. Toàn bộ chi
phí phát sinh của doanh nghiệp phải được nhận diện một cách phù hợp nhất đối với từng loại
hình doanh nghiệp khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất trong kế toán quản trị có thể được
căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như sau:
- Phân loại theo chức năng hoạt động
- Phân loại theo mối quan hệ với việc lựa chọn các phương án
- Phân loại theo thẩm quyền ra quyết định
- Phân loại theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng quy nạp chi phí
- Phân loại theo tính chất, nội dung về mặt kinh tế của chi phí
- Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
- Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với các chỉ tiêu trên BCTC
Lập dự toán và định mức chi phí
Dự toán là một quá trình tính toán cho các chu kỳ kinh doanh trong tương lai, nhằm sử dụng
một cách có tối đa, hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp cũng như lập
kế hoạch để huy động các nguồn lực theo kế hoạch đã đặt ra trong từng thời kỳ cụ thể,
phân bổ hợp lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn lực và đánh giá kết quả thực hiện.
Để đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí, các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích biến
động phí từ đó xây dựng dự toán linh hoạt.
Dự toán trong kế toán quản trị chi phí bao gồm: dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán doanh thu..
Các loại định mức chi phí trong doanh nghiệp có thể được phân loại như sau:
- Định mức lý tưởng
- Định mức thực tế
- Định mức hiện hành
- Định mức cơ bản
Phương pháp xây dựng định mức đối với các loại chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) theo định mức = Định mức tiêu hao về giá
của NVLTT x Định mức tiêu hao về lượng của NVLTT
Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) theo định mức = Định mức tiêu hao về mặt thời gian
của NCTT x Định mức tiêu hao về giá của NCTT
Chi phí sản xuất chung (CPSXC) theo định mức = Đơn giá định mức CPSXC phân bổ x
Đơn vị tiêu chuẩn phân bổ.
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Nội dung kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm bao gồm các nội dung sau:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh chính là phạm vi, giới hạn để
chi phí sản xuất được tập hợp theo đó. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm,
công việc mà doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và
giá thành đơn vị
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh có thể sử dụng một trong hai phương
pháp sau: Phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp
Để tính được giá thành sản phẩm thì việc đầu tiên là phải đánh giá được chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang. Có hai phương pháp đánh giá đó là phương pháp đánh giá theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi vật liệu chính trực tiếp (không quy đổi sản lượng hoàn thành
tương đương do giả thiết là nguyên vật liệu hoặc nguyên vật liệu chính bỏ vào từ đầu quy
trình công nghệ sản xuất) và phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển chi phí song song
Phân tích và đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí
Phân tích chi phí
Phân tích chi phí theo các trung tâm chi phí: Phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí
của đơn vị, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của từng khoản mục chi phí.
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận là kỹ thuật đánh giá tác động
của những thay đổi về chi phí và sản lượng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua
phân tích mối quan hệ này có thể giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định, lựa chọn phương
án kinh doanh linh hoạt như: định giá bán của sản phẩm, thay đổi định phí, biến phí và
doanh thu, thay đổi giá bán và doanh thu,…
Kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí là hoạt động vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Hiểu được cách phân loại, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm soát
được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu hiệu quả hơn và sau cùng là
tối đa hóa lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả và kiểm soát chi phí, nhà quản lý sử dụng hệ thống báo cáo
kế toán quản trị:
Báo cáo để lập kế hoạch và định hướng hoạt động: Là hệ thống báo cáo quản trị nhằm
cung cấp những thông tin như: thông tin trong quá khứ, định mức, dự toán, các phương
án, dự án kinh doanh… giúp cho việc lập kế hoạch và định hướng tương lai cho từng
hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Loại báo cáo này thường là báo cáo dự toán chi phí
theo từng hoạt động gắn với từng trung tâm chi phí cụ thể trong hoạt động sản xuất và
ngoài sản xuất.
Báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra quyết định: Là hệ thống báo cáo quản trị nhằm cung
cấp thông tin về doanh nghiệp cho nhà quản trị các cấp để các nhà quản lý có thể đưa ra
các quyết định ngắn hạn hoặc dài hạn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Nơi dạy kế toán thực hành tại Thanh Hóa
Nơi dạy kế toán thực hành ở Thanh Hóa
Trung tam day ke toan thuc hanh chat luong tai Thanh Hoa
Địa chỉ kế toán thực hành tại Thanh Hóa